Yêu cầu của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Kết luận tư vấn của Tòa án Quốc tế về tính hợp pháp của việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân

Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.

Ngày 15 tháng 12 năm 1994, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết A/RES/49/75K[9], yêu cầu Tòa án Quốc tế có kết luận tư vấn về vấn đề sau:

Việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất kỳ trường hợp nào có được cho phép trong pháp luật quốc tế?

— Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc[10][11]

Nghị quyết được thông qua với 78 nước biểu quyết thuận, 43 nước biểu quyết chống, 38 nước biểu quyết trắng và 26 nước không tham gia biểu quyết. Yêu cầu được trình Tòa án Quốc tế vào ngày 19 tháng 12.[12]

Ngay từ mùa thu năm 1993, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã cân nhắc yêu cầu một kết luận tư vấn từ Tòa án Quốc tế theo đề nghị của Phong trào không liên kết.[13][14] Sau khi một số nước sở hữu vũ khí hạt nhân trình bày quan điểm phản đối đơn của Tổ chức Y tế Thế giới thì Phong trào quyết định ra Tòa án Quốc tế. Tòa án Quốc tế ấn định ngày 20 tháng 6 năm 1995 làm ngày đệ trình các bản báo cáo bằng văn bản của các nước.

Tổng cộng 42 nước đệ trình các bản cáo bằng văn bản, là số lượng quốc gia tham gia tố tụng lớn nhất trước Tòa án Quốc tế.[15][16] Trong năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, chỉ Trung Quốc không tham gia vụ việc. Trong ba nước có tiềm năng sở hữu vũ khí hạt nhân, chỉ Ấn Độ tham gia vụ việc. Nhiều nước đệ trình bản báo cáo là nước đang phát triển, thể hiện sự quan tâm, chú ý quốc tế chưa hề có đối với vấn đề vũ khí hạt nhân và sự sốt sắng tham gia tố tụng quốc tế của các nước đang phát triển trong thời kỳ hậu thuộc địa.[15][17]

Từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 15 tháng 11 năm 1995, Tòa án Quốc tế cho phép đệ trình các bản báo cáo bằng lời nói. 20 nước đệ trình bản báo cáo: Úc, Ai Cập, Pháp, Đức, Indonesia, México, Iran, Ý, Malaysia, New Zealand, Philippines, Qatar, Nga, San Marino, Samoa, Quần đảo Marshall, Quần đảo Solomon, Costa Rica, Anh, Hoa Kỳ, Zimbabwe và Tổ chức Y tế Thế giới.[15] Ban Thư ký Liên Hợp Quốc nộp hồ sơ về quá trình soạn thảo, thông qua Nghị quyết 49/75K. Mỗi quốc gia, tổ chức có 90 phút để trình bày quan điểm về vụ việc. Ngày 8 tháng 7 năm 1996, Tòa án Quốc tế ra quyết định.

Liên quan

Kết xuất đồ họa Kết quả thi đấu của Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam (1947–2019) Kết quả chi tiết giải bóng đá nữ vô địch quốc gia 2016 Kết quả chi tiết Giải bóng đá nữ Vô địch Quốc gia 2017 Kết quả chi tiết giải bóng đá nữ vô địch quốc gia 2010 Kết hợp dân sự Kết luận tư vấn của Tòa án Quốc tế về tính hợp pháp của việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân Kết quả chi tiết giải bóng đá nữ vô địch quốc gia 2015 Kết quả chi tiết giải bóng đá nữ vô địch quốc gia 2011 Kết quả chi tiết giải bóng đá nữ vô địch quốc gia 2009

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kết luận tư vấn của Tòa án Quốc tế về tính hợp pháp của việc đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân https://en.wikipedia.org/wiki/File:Flag_of_WHO.svg https://en.wikipedia.org/wiki/File:UN_General_Asse... http://www.worldlii.org/int/cases/ICJ/1996/3.html https://web.archive.org/web/20160303174330/http://... https://web.archive.org/web/20051220163743/http://... https://web.archive.org/web/20070927002435/http://... https://web.archive.org/web/20170704085954/http://... https://web.archive.org/web/20210417152217/http://... https://web.archive.org/web/20171018153630/http://... https://web.archive.org/web/20120227095818/http://...